Các loại quả cầu đá phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quả cầu đá khác nhau phục vụ cho các bạn yêu thích đá cầu. Hình thù và cấu tạo của quả cầu cũng được thay đổi không chỉ về hình dạng, kích thước mà cả trọng lượng, chất liệu để làm quả cầu cũng được thay đổi để phù hợp, thích ứng với nhu cầu thực tiễn.
Các loại quả cầu đá phổ biến tại Việt Nam
1. Lịch sử các loại quả cầu đá phổ biến tại Việt Nam
Theo sử sách ghi lại và đặc biệt là trong mục: Truyền thống thượng võ tác giả Lê Đỗ (Báo TDTT) đã viết: "Riêng quả cầu ở nước ta xưa có nhiều loại: Có loại quả cầu tròn khâu bằng 12 miếng gia, có quả cầu khâu bằng mo cau hoặc gỗ hoặc có quả cầu hình tròn dẹt đuôi bằng lông chim hoặc bằng lông gà rất phổ biến ở miền núi..."
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển thăng trầm của lịch sử, những biến đổi của xã hội có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển của TDTT nói chung và đặc biệt là môn đá cầu. Hình thù và cấu tạo của quả cầu cũng được thay đổi không chỉ về hình dạng, kích thước mà cả trọng lượng, chất liệu để làm quả cầu cũng được thay đổi để phù hợp, thích ứng với các loại giày đá cầu khác nhau và kỹ thuật đá cầu khác nhau.
- Bài viết Tham khảo thêm : Lịch sử hình thành và phát triển môn đá cầu tại việt nam
2. Cấu tạo và hình dạng các loại quả cầu đá ở Việt Nam
Những quả cầu đá được tồn tại, lưu truyền và được sử dụng trong tập luyện, thi đấu những năm gần đây:
- Quả cầu trinh đồng:
Được làm bằng hai đồng tiền trinh có lỗ vuông được lồng vào nhau bởi giấy hay ni lông mỏng. Loại quả cầu đá này thích hợp với đá cầu phủi và di giày đá cầu mỏ vịt
Quả cầu trinh đồng
- Quả cầu trinh chì:
Giống quả cầu trinh ở trên, chỉ khác là thay hai đồng tiền trinh đồng bằng hai đồng trinh chì hoặc quả cầu được kết lại từ vỏ và lá cây. Loại cầu này người tập có thể tự làm được để chơi. Các loại cầu này thường được chơi ở các tỉnh phía Bắc từ năm 1980 trở về trước.
- Quả cầu đế cao su:
Gồm nhiều đồng xu (cao su) làm lớp đệm, đường kính 2,5 đến 3cm, đặt chồng lên nhau và được xâu với nhau bằng dây ni lông. Loại cầu này thường được dùng để tập luyện và thi đấu từ năm 1986 đến 1993.
Quả cầu đế cao su
- Quả cầu mốp không thấm nước :
Cánh cầu bằng mốp không thấm nước ; Đế cầu bằng Cao su tổng hợp
Quả cầu mốp không thấm nước
- Quả cầu đế nhựa:
Gồm 3 lớp (đồng xu) nhựa xếp chồng lên nhau.
+ Có đường kính 36mm,
+ Có chiều cao là: 110mm
+ Có trọng lượng: 12gam,
+ Có 16 tua ni lông mềm có các màu khác nhau.
Quả cầu đế nhựa
Quả cầu đá này được đưa vào sử dụng tập luyện và thi đấu trong các giải quốc gia từ năm 1994 cho đến năm 2000.
- Các loại cầu làm bằng chất liệu khác như:
Da cá, gỗ, nhựa ... được cắm lông gà hoặc lông ngỗng, lông chim ... được sử dụng nhiều ở các tỉnh miền Trung và đặc biệt ở phía Nam.
Quả cầu li long dây rứa
3. Tổng kết
Từ năm 2001 đến nay, đứng trước xu thế phát triển mạnh của môn đá cầu không những ở trong nước mà đặc biệt là trên thế giới, quả cầu cũng được cải tiến không chỉ về mẫu mã, hình thức bên ngoài mà ngay chất liệu, kiểu dáng cũng được thiết kế lại.
Với mục đích vừa đảm bảo tính kế thừa của quả cầu trinh trước đây vừa phù hợp vừa đáp ứng được với kĩ thuật tấn công và kĩ thuật phòng thủ của kĩ thuật đá cầu hiện đại. Ngày nay chúng ta đã chọn quả cầu đá Việt Nam 2001 làm quả cầu đá tiêu chuẩn.
Các bạn cũng lưu ý là quả cầu chỉ là 1 phụ kiện phụ thôi, điều quan trọng là các bạn cần có 1 đôi giày đá cầu , giày mỏ vịt tốt nhé. Vì có giày đá cầu tốt thì bạn có thể đá tốt các loại cầu khác nhau.