Phân tích cơ bản về kĩ thuật đá cầu

Đăng bởi Anh Thắng vào lúc 12/10/2018

Để thực hiện các kĩ thuật cơ bản của đá cầu, trước tiên ta cần tìm hiểu quy luật bay của quả cầu , yếu tố sức mạnh, điểm rơi , di chuyển...khi đá cầu . 

Khi cầu được đá đi bay trong không gian. Để từ đó ta có thể quyết định hình thức đỡ cầu, đá cầu, chuyền cầu... bằng đầu, bằng ngực, bằng mu bàn chân... một cách chính xác. Đó là lý do bạn nên đọc bài viết này trước khi học các kỹ thuật đá cầu cụ thể

Phân tích cơ bản về kĩ thuật đá cầu

Phân tích cơ bản về kĩ thuật đá cầu

1. Quy luật bay của quả cầu trong không gian

Quả cầu đá khi được đá đi luôn bay trong không gian theo một quy luật nhất định đó là: Phần đầu cầu (chinh cầu) luôn bay trước, phần cánh cầu (tua cầu - cánh cầu) bay sau. Với trường hợp cầu bay về cuối sân, khi cầu rơi ở dạng tự do có hướng vuông góc với mặt đất (những đường cầu treo cao sâu).

Lúc này người chơi thường quay về phía sau 180 độ (nếu cầu ở xa thì phải di chuyển tới) rồi dùng chân gần phía cầu rơi để tâng búng cầu, giật cầu hoặc móc cầu... Tuỳ theo ý đồ tấn công mà tác dụng lực vào quả cầu cho thích hợp.

qũy đạo bay của quả cầu đá

qũy đạo bay của quả cầu đá


Trong trường hợp quả cầu bay có hướng đi chếch, tức là khi cầu rơi không vuông góc với mặt đất lúc này tuỳ theo vị trí rơi của quả cầu mà người chơi phải di chuyển (nếu cầu xa) hoặc đứng tại chỗ (nếu cầu rơi ngay vị trí đứng của người chơi). Trường hợp này, người chơi có thể dùng ngực để đỡ cầu nhịp một rồi dùng chân chuyền cầu cho đồng đội (nếu đá đôi, đá ba người ) hoặc dùng mu bàn chân đá cầu tấn công (nếu đá đơn).

- Bài viết Tham khảo thêm : Tác dụng tuyệt vời của môn đá cầu mà bạn nên biết

Trong trường hợp quả cầu bay ngang (song song với mặt đất ), người chơi phải dùng ngực và đầu là chủ yếu để đỡ cầu hoặc chắn cầu (nếu người đỡ cầu đứng gần lưới khi đối phương đá cầu tấn công ). Cũng có trường hợp dùng mu bàn chân để tâng, búng cầu hay giật cầu (trường hợp chỉ dùng cho những người có kĩ thuật chơi cầu tốt)

2. Các yếu tố đá cầu cơ bản

Các yếu tố đá cầu cơ bản gồm: Sức mạnh, tốc độ , điểm rơi . Để chơi môn đá cầu tốt người chơi phải nắm vững và thực hiện tốt cả ba yếu tố này. Muốn giải quyết ba yếu tố trên thì người chơi phải biết phối hợp, biết sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố này trong tập luyện cũng như lúc thi đấu .

2.1. Yếu tố sức mạnh

Đây là yếu tố rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu. Người chơi biết sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để tạo cơ hội giành điểm.

Đối với đá cầu, sức mạnh thường được thể hiện ở các kĩ thuật tấn công trên lưới, như động tác quét cầu, động tác cúp cầu xuôi, cúp cầu ngược (đá vô lê bên phải, bên trái ).
Theo công thức tính ta có: F = m.a   Trong đó :

  • F là : Lực tác động của cơ thể tới quả cầu
  • m là :Khối lượng vật thể (Trọng lượng quả cầu )
  • a là : Gia tốc chuyển động của chân khi đá cầu

Như vậy sức mạnh (lực tác động) phụ thuộc và khối lượng và gia tốc chuyển động của vật thể. Do đó muốn tăng sức mạnh vào quả cầu, người ta có thể tiến hành theo các cách sau:

  • + Tăng khối lượng vật thể (tăng trọng lượng quả cầu )
  • + Tăng tốc độ co duỗi của các cơ (tăng tốc độ động tác)  nhằm để tăng gia tốc.Nhưng đối với môn đá cầu thì trọng lượng của quả cầu không thay đổi (tức là m không đổi) nên sức mạnh của động tác đá cầu phụ thuộc chủ yếu vào gia tốc chuyển động.

Lúc này biên độ động tác lớn hay nhỏ gia tốc nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường bay của quả cầu. Vậy để tăng sức mạnh khi đá cầu cần chú ý các điểm sau:

  • - Động tác phải thực hiện với biên độ lớn và kết hợp với lực toàn thân khi đá cầu.
  • - Tốc độ co cơ nhanh khi thực hiện động tác.
  • - Biết phán đoán chính xác đường cầu để lựa chọn điểm tiếp xúc hợp lí, phát huyđược toàn lực khi đá cầu.

  • - Không ngừng tập luyện để phát triển sức mạnh của cơ bắp nhằm hỗ trợ cho kĩ thuật đá cầu.

2.2. Yếu tố tốc độ

Đây là yếu tố không thể thiếu được trong môn đá cầu. Yếu tố này sẽ giúp cho người chơi không ngừng nâng cao thành tích của mình trong tập luyện và thi đấu. Nếu đá cầu với một tốc độ nhanh sẽ đẩy đối phương vào thế bị động, lúng túng, mất bình tĩnh ...
Tạo cho mình có nhiều thời cơ thuận lợi là cơ hội để tấn công dứt điểm. Như vậy trong đá cầu người nào chuẩn bị tốt yếu tố này sẽ là người nắm quyền chủ động trên sân. Từ công thức tính vân tốc chuyển động của một vật : V = S/t    Trong đó:

  • V : Vận tốc chuyển động của vật thể,
  •  S : Quảng đường vật thể bay được
  •  t : Thời gian bay của vật thể.

Như vậy ta có thể xác định được vận tốc của một vật nhanh hay chậm theo các cách sau:

  • - Trong một quãng đường nhất định vật thể chuyển động về trước với thời gian ngắn hơn thì vận tốc đó nhanh hơn.
  • - Trong một thời gian nhất định, vật thể chuyển động về trước với cự li dài hơn thì vận tốc đó nhanh hơn.
  • - Căn cứ vào cơ sở của nguyên lí trên, đồng thời kết hợp với đặc điểm của môn đá cầu, ta thấy rằng muốn tăng tốc độ bay của quả cầu thì cần chú ý như sau:
  • - Trong một cự li đá cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác và tăng thật nhanh tốc độ co duỗi cơ, hạn chế biên độ động tác khi thực hiện. Đặc biệt sử dụng nhiều lực của cổ chân, nhằm tăng tốc độ khi tiếp xúc với quả cầu.
  • - Tranh thủ tiếp xúc với cầu sớm, nhằm rút ngắn thời gian đá cầu, chủ động đưa

cầu lên lưới để tấn công, không chờ cầu bay đến rồi mới đá cầu.

2.3. Yếu tố điểm rơi

Đối với đá cầu điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa bàn chân - quả cầu - mặt đất trong phạm vi diện tích của sân. Nếu sử dụng tốt yếu tố điểm rơi sẽ luôn làm cho đối phương phải đứng trước những tình huống bất ngờ, bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi sân của mình để đỡ, đá cầu. Trong thi đấu ai sử dụng tốt yếu tố này có thể giành được điểm trực tiếp.

Để thực hiện tốt điểm rơi, người chơi thường vận dụng các chiến thuật một cách linh hoạt, biến hoá, bằng cách sử dụng các đường cầu dài treo cuối sân, đường cầu ngắn (bỏ nhỏ trên lưới), đường cầu lao thẳng, nhảy bật cúp cầu hoặc động tác giả dùng chân quét cầu nhưng lại dùng chân đặt cầu rơi gần lưới v.v...
Trong quá trình sử dụng yếu tố điểm rơi này cần chú ý những điểm sau:

  • - Khi sử dụng các đường cầu biến hoá khác nhau (dài, ngắn, lao thẳng...), phải hết sức chú ý đến hai góc xa cuối sân và hai góc gần với lưới. Đây là những điểm dễ gây lúng túng khó khăn cho đối phương khi đỡ cầu.
  • - Cần phải đá cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện cũng như trong thi đấu cần phải chú ý sử dụng nhiều các đường cầu khác nhau một cách thuần thục và linh hoạt chứ không nên chỉ chú trọng một đường cầu cơ bản nào. Biết kết hợp sáng tạo các yếu tố sức mạnh và tốc độ với điểm rơi để giành từng điểm trong trận đấu.

3. Nguyên lý về di chuyển trong môn đá cầu

Đối với đá cầu, di chuyển là một trong những kĩ thuật hết sức quan trọng trong tập luyện và thi đấu. Muốn di chuyển tốt người chơi phải lựa chọn cho bản thân một đôi giày đá cầu tốt. Sự di chuyển của cơ thể được thực hiện do lực tác dụng của trọng lực và lực đạp của bàn chân.Trọng lực là lực tác dụng qua trọng tâm của phương thẳng đứng và luôn có hướng từ trên xuống dưới.

Khi ta di chuyển trọng tâm để điểm dọi của trọng tâm dời khỏi diện tích chân đế. Khi đó do tác dụng của trọng lực, độ ổn định của cơ thể không còn và cơ thể có xu hướng đi nghiêng về phía điểm dọi. Do đó nếu người tập kết hợp đúng việc di chuyển trọng tâm với đạp chân thì việc di chuyển sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

kỹ thuật đạp cầu

kỹ thuật đạp cầu

Lực đạp chân là động lực chủ yếu khi di chuyển. Khi thực hiện động tác người tập tác dụng vào mặt đất một lực và ngược lại mặt đất có lực phản lại cơ thể bằng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều với lực đạp đó của người tập. Muốn thực hiện tốt kỹ thuật này thì bạn cần mua giày đá cầu tốt . Trong trường hợp này lực phản có hướng đi từ điểm chống qua trọng tâm cơ thể.

Phản lực chống gồm hai lực thành phần, thành phần thẳng đứng của lực này có tác dụng chống đỡ và đẩy cơ thể lên cao, thành phần nằm ngang của lực này có tác dụng đẩy cơ thể di chuyển theo chiều ngang. Góc đạp càng nhỏ, thành phần nằm ngang càng lớn.

Vì vậy quá trình di chuyển, người chơi luôn luôn khuỵu gối ở hướng di chuyển để tạo góc độ đạp nhỏ, kết hợp với lực đạp của chân đế sẽ làm tăng thành phần nằm ngang của lực, làm cho cơ thể tiến, lùi hay di chuyển sang phải, sang trái để đỡ cầu, đá cầu.... một cách dễ dàng. 

Tổng kết lại : trước khi bạn học các kỹ thuật cụ thể về đá cầu, bạn cần hiểu nguyên lý cơ bản trên và cần mua cho mình đôi giày mỏ vịt tốt, có thế bạn mới tập được tốt các kỹ thuật đá cầu giỏi nhanh và tập an toàn.

Tags :

Quy trình mua hàng trên  Gym360  hoặc để nhanh nhất và tiết kiệm nhất hãy gọi cho chúng tôi qua : Hotline: 0984.187.697 - 0246.292.1887

  • next Bước 1:

    Khách hàng đặt trên Gym 360

  • next Bước 2:

    Khách hàng nhập thông tin

  • next Bước 3:

    Thanh toán

  • next Bước 4:

    Gym360 xác nhận và vận chuyển

  • Bước 5:

    Khách hàng xác nhận

Zalo