Kỹ thuật di chuyển trong đá cầu
Di chuyển là một kỹ thuật cơ bản và nên học ngay từ đầu khi bạn tham gia môn đá cầu. Các động tác điều khiển cầu được gọi chung là kĩ thuật đá cầu. Trong đá cầu, cầu được điều khiển bằng chân, bằng ngực, bằng đầu. Trong các kĩ thuật đó thì đá cầu bằng chân là quan trọng và phức tạp nhất.
Kỹ thuật di chuyển trong đá cầu
1. Vai trò của di chuyển trong đá cầu
Di chuyển trong tập luyện và thi đấu đá cầu là một trong những kĩ thuật rất quan trọng . Vì vậy, đây là nội dung đầu tiên mà người tập phải tiếp thu, phải lĩnh hội. Để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp thu, các kĩ thuật động tác tiếp theo.
Muốn đá cầu và đá đúng kĩ thuật, cũng như thực hiện ý đồ chiến thuật mà người chơi mong muốn, người tập cần phải tập luyện thành thục đến mức tự động hoá các kĩ thuật di chuyển của môn đá cầu.
- Bài viết Tham khảo thêm : Phân tích cơ bản về kĩ thuật đá cầu
- Bài viết Tham khảo thêm : Tác dụng tuyệt vời của môn đá cầu mà bạn nên biết
Muốn đạt được thành tích cao trong đá cầu, phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hợp lí, giữa các kĩ thuật di chuyển và các kĩ thuật động tác tấn công và phòng thủ, bởi vì trong môn đá cầu người chơi chỉ được phép sử dụng chân, đầu, ngực để tiếp xúc với cầu, trong đó kĩ thuật dùng chân để đỡ cầu, đá cầu ... là quyết định thành tích của người chơi đá cầu.
2. Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong đá cầu
Đây là kĩ thuật được sử dụng nhiều trong các trường hợp khi cầu của đối phương đá sang ở gần người chơi (có thể ở bên phải, bên trái, phía trước, phía sau, hay sát người).
2.1. Di chuyển ngang đơn bước sang phải đá cầu
- TTCB: Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác: Khi xác định được điểm rơi của quả cầu người tập nhanh chóng chuyển trọng tâm sang phải, chân trái bước qua phải một bước, lúc này trọng tâm chuyển sang chân trái. Chân phải thực hiện động tác tiếp xúc với cầu (tuỳ theo ý đồ chiến thuật của người đá cầu) để sử dụng kĩ thuật búng cầu hay giật cầu v.v...(H.1)
Di chuyển ngang đơn bước sang phải đá cầu
- Kết thúc động tác: Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện động tác tiếp theo (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện).
2.2. Di chuyển ngang đơn bước sang trái đá cầu
- TTCB : Tương tự như cách di chuyển đơn bước sang phải.
- Thực hiện động tác : Khi xác định được điểm rơi của quả cầu, người ta tập nhanh chóng chuyển trọng tâm sang trái, chân phải bước qua trái một bước, gót chân phải đặt trước mũi chân trái, lúc này trọng tâm chuyển sang chân phải (H.2).Chân trái tiếp xúc với cầu bằng kĩ thuật búng hay giật cầu... (tuỳ theo ý đồ của người đá cầu).
Di chuyển ngang đơn bước sang phải đá cầu
- Kết thúc động tác: Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện).
2.3. Di chuyển đơn bước phía trước chếch phải đá cầu
- TTCB : Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác : Khi xác định được điểm rơi của quả cầu, người tập nhanh chóng chuyển trọng tâm sang chân phải, chân trái bước về trước chếch sang phải một bước thích hợp với điểm rơi, gót chân đặt trước mũi bàn chân phải, trọng tâm lại chuyển sang chân này, chân phải tiếp xúc với cầu bằng kĩ thuật búng hoặc giật cầu ...(tuỳ theo ý đồ đá cầu của người chơi) (H.3).
Di chuyển đơn bước phía trước chếch phải đá cầu
- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện).
2.4. Di chuyển đơn bước phía trước chếch trái đá cầu
Cách thực hiện động tác tương tự như kĩ thuật di chuyển phía trước
chếch phải, nhưng phải đổi thứ tự của hai chân khi thực hiện (tức là làm ngược lại)
2.5. Di chuyển đơn bước phía sau chếch phải đá cầu
- TTCB : Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm hơi thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác : Khi xác định được điểm rơi của quả cầu ở phía sau bên phải thì người tập nhanh chóng chuyển trọng tâm sang chân phải, chân trái lùi về sau sang phải một bước thích hợp, mũi chân trái đặt gần gót chân phải, trọng tâm lại chuyển sang chân này, chân phải tiếp xúc với cầu bằng kĩ thuật búng hoặc giật cầu hoặc móc cầu ( tuỳ theo ý đồ đá cầu của người chơi) (H.4).
Di chuyển đơn bước phía sau chếch phải đá cầu
- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện).
2.6. Di chuyển đơn bước phía trước chếch trái đá cầu
Cách thực hiện động tác tương tự như kĩ thuật di chuyển phía sau chếch phải, nhưng phải đổi thứ tự của hai chân khi thực hiện (tức là làm ngược lại).
3. Kỹ thuật di chuyển nhiều bước trong đá cầu
Đối với di chuyển đơn bước chỉ cho phép người chơi đá cầu được những quả cầu rơi cách người với cự li 1m - 1,5m. Còn với những quả cầu khi đối phương đá cầu sang cách xa người thì phải sử dụng di chuyển nhiều bước đến chỗ cầu rơi mới thực hiện được kĩ thuật đá cầu.
Trong cách di chuyển nhiều bước, TTCB để thực hiện động tác cũng như ở di chuyển đơn bước, tiếp đó người chơi dùng sức đạp của chân và đổ trọng tâm về hướng di chuyển đẩy người đi, hai chân luân phiên di chuyển đến điểm rơi của cầu với tần số nhanh, chậm, bước dài, ngắn, tuỳ thuộc vào tình huống cầu bay tới sao cho bước cuối cùng người ở tư thế đá cầu đúng như các bước đơn đã phân tích ở phần trên. Trong di
chuyển nhiều bước gồm có:
- - Di chuyển ngang.
- - Di chuyển tiến, lùi.
3.1. Di chuyển ngang sang bên phải đá cầu
- TTCB : Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác : Người tập đứng ở TTCB, có thể ở giữa sân hoặc ở gần biên dọc trái của sân, khi di chuyển sang phải, thì đạp mạnh chân trái đồng thời quay người 90 độ sang phải, đổ trọng tâm sang phải, chân trái di chuyển trước sau đó đến chân phải, khuỵu gối, trọng tâm thấp và khi di chuyển trọng tâm thân người không nhấp nhô, cứ như thế hai chân luân phiên cho đến khi di chuyển tới vị trí cầu rơi thì trọng tâm lúc
này dồn vào chân trái, chân phải tiếp xúc với cầu. Tuỳ theo ý đồ đá cầu mà sử dụng các kỹ thuật đá móc, búng cầu, hay giật cầu lên lưới hoặc chuyền cầu cho đồng đội để tấn công ....
- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện).
3.2. Di chuyển ngang sang bên trái đá cầu
- TTCB : Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác : Người tập đứng ở TTCB, có thể ở giữa sân hoặc ở gần biên dọc phải của sân, khi di chuyển sang trái thì đạp mạnh chân phải, đồng thời quay người 90 độ sang trái, đổ trọng tâm sang trái chân phải di chuyển trước sau đó đến chân trái, khuỵu gối, trọng tâm thấp và khi di chuyển trọng tâm thân người không nhấp nhô, cứ như thế hai chân luân phiên cho đến khi di chuyển tới vị trí cầu rơi thì trọng tâm lúc này dồn vào chân phải, chân trái tiếp xúc với cầu. Tuỳ theo ý đồ đá cầu mà sử dụng các kĩ thuật đá móc, búng cầu, hay giật cầu lên lưới hoặc chuyền cầu cho đồng đội để tấn công ...
- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện).
3.3. Di chuyển tiến, lùi để đá cầu
- TTCB : Đứng chân trước chân sau(chân trái đạt trước), hơi khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn vào chân trước, người ngã về phía trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác : Người tập đứng ở cuối sân, người đổ về trước đồng thời đạp mạnh chân thuận (chân phải) bước về trước, sau đó đến chân trái, hạ trọng tâm thấp, khuỵu gối, bước dài và cứ di chuyển luân phiên (chân phải và chân trái), trọng tâm cơ thể không nhấp nhô. Khi đến vị trí cầu rơi gần lưới thì trọng tâm :
- + trọng tâm dồn vào chân trái - nếu chân phải tiếp xúc với cầu
- + trọng tâm dồn vào chân phải - nếu chân trái tiếp xúc
với cầu tuỳ theo vị trí của cầu rơi so với vị trí của người chơi khi di chuyển đến đá cầu. (Yêu cầu khi di chuyển trọng tâm cơ thể không nhấp nhô).Khi tiếp xúc với cầu tuỳ theo ý đồ đá cầu của người chơi mà sử dụng các kĩ thuật búng cầu, giật cầu, tâng cầu nhịp một để chuyền cầu hoặc đá cầu tấn công ....
Từ vị trí ở gần lưới, khi phải di chuyển về cuối sân để đỡ , đá cầu thì người chơi phải di chuyển lùi: Trọng tâm cơ thể lúc này dồn vào chân trước (chân trái), sau đó đạp mạnh chân trước theo hướng ngược lại và bước lùi về sau, thân trên ngửa ra trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao.
Như vậy cứ di chuyển hai chân luân phiên cho đến lúc tới gần cuối sân (gân vị trí cầu rơi), trọng tâm dồn vào chân trái nếu chân phải là chân sẽ tiếp xúc với cầu hoặc ngược lại trọng tâm sẽ dồn vào chân phải nếu chân trái là chân sẽ tiếp xúc với cầu ở tư thế thuận lợi nhất khi thực hiện đá cầu. Trong khi chuyển lùi, cần chú ý trọng tâm cơ thể cao và không nhấp nhô, đầu ngửa, mắt theo dõi cầu, bước dài và nhanh.
Ngoài cách áp dụng kiểu di chuyển lùi, người chơi có thể thực hiện động tác quay người (sang phải hoặc sang trái) về phía sau 180o . Sau đó di chuyển tiến về phía cuối sân như đã nêu ở trên.
3.4 Di chuyển bước lướt để đá cầu
Kĩ thuật bước lướt là kĩ thuật di chuyển rất quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu đá cầu. Thường được áp dụng để đỡ những quả bỏ nhỏ sát lưới hoặc đá dọc hai biên.
Khi áp dụng kĩ thuật di chuyển này vào các trường hợp nêu trên mang lại hiểu quả cao vì tốc độ di chuyển nhanh, và hợp lý với những đường cầu rơi xa người mà bước đơn di chuyển không có hiệu quả.
- TTCB : Hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, hơi khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn đều vào giữa hai chân, người đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.
- Thực hiện động tác : Từ TTCB, người chơi dùng sức mạnh bột phát của chân trái, phối hợp với chân phải bật mạnh để đưa cơ thể lướt nhanh về bên phải theo hướng quả cầu rơi, khi tiếp đất là chân trái làm trụ, chân phải nhanh chóng tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân với kĩ thuật búng cầu, giật cầu, tâng cầu nhịp một .... ( tuỳ theo ý đồ của người đá cầu mà sử dụng kĩ thuật đá cầu cho phù hợp).
Nếu trường hợp di chuyển về bên trái thì động tác kĩ thuật thực hiện ngược lại.
- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo (thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện)
Lưu ý : để có thể di chuyển tốt và không bị trơn trượt , bạn cần có 1 đôi giày đá cầu tốt , hãy mua cho mình một đôi giày đá cầu mỏ vịt tốt nhé. Mình có thể tư vấn cho bạn địa chỉ tin cậy để mau giày đá cầu đó là shop thể thao 360, chuyên bán giày đá cầu chất lượng.