Kỹ thuật tấn công trong đá cầu

Đăng bởi Nguyễn Tuấn Khanh vào lúc 12/10/2018

Tấn công là kỹ thuật khó trong đá cầu và rất nhiều người yêu thích đá cầu quan tâm . Tấn công không chỉ giúp bạn ghi điểm , xem thấy đẹp mắt mà bạn còn cần có kỹ thuật đá cầu tốt để thực hiện được mà không bị chấn thương. Bài viết này sẽ khiến bạn trở thành sát thủ trong giới đá cầu.

Tấn công trong đá cầu có nhiều kỹ thuật , tấn công bằng nhiều bộ phận trên cơ thể như : đầu , ngực , mu bàn chân , lòng bàn chân...Bài viết này sẽ phân tích và hướng dẫn bạn chi tiết nhất các kỹ năng tấn công trong đá cầu.

chuẩn bị : bạn cần có trang phục thoải mái để có thể chuyển động linh hoạt , bạn cần mua giày đá cầu tốt vì nhiều kỹ thuật đòi hỏi cần có giày đá cầu chuyên dụng.

Kỹ thuật tấn công trong đá cầu

Kỹ thuật tấn công trong đá cầu

1. Kỹ thuật đánh đầu tấn công trong đá cầu

Đây là loại kĩ thuật sử dụng phần diện tích của trán (phần dưới chân tóc) để tiếp xúc và điều khiển cầu khi cầu bay ở độ cao từ trán trở lên. Kĩ thuật này được sử dụng khá hiệu quả không chỉ trong phòng thủ mà còn rất hiệu quả trong tấn công.

- Bài viết Tham khảo thêm : Kỹ thuật phát cầu trong đá cầu

- Bài viết Tham khảo thêm : Kỹ thuật di chuyển trong đá cầu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng nửa bàn chân, hơi khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều trên hai chân, người hơi khom mắt quan sát đối phương
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu bay ở độ cao khoảng 2m cách lưới 0,5m - 1m. Người chơi dùng sức của hai chân bật lên cao (có thể bước lên một bước rồi mới bật nhảy) Lúc này thân người ưỡn căng hình cách cung, hai tay đưa sang hai bên giữ thăng bằng, mắt quan sát quả cầu.

Khi cơ thể ở tư thế căng hình cánh cung, các cơ lớn ở phía trước cơ thể được kéo dãn ra sẽ tạo điều kiện giúp người chơi gập mạnh đầu xuống khi chạm cầu. Quả cầu sau khi tiếp xúc với trán người đánh đầu sẽ bay cắm sang sân của đối phương.
Điều đáng lưu ý là người chơi có thể kết hợp với lắc đầu sang bên phải hoặc bên trái, sử dụ ng phần thái dương tiếp xúc với đế cầu để làm đảo hướng bay của cầu nhằm gây bất ngờ cho đối phương để giành điểm 
- Kết thúc động tác: Sau khi kết thúc động tác đánh đầu tấn công, lúc hai chạm đất, thì người chơi phải nhanh chóng trở về TTCB để đón đỡ các đường cầu của đối phương đá sang.

2. Kỹ thuật đánh ngực tấn công trong đá cầu

Kĩ thuật dùng ngực chơi cầu là một trong những kĩ thuật cơ bản của đá cầu. Khi thực hiện động tác, người chơi sử dụng phần diện tích trước ngực bắt đầu từ núm vú đến xương quai xanh để khống chế những đường cầu đối phương đá sang cao trên hông và dưới đầu hoặc dùng để chắn các đường cầu khi đối phương đá vô lê (cúp cầu), vít cầu ở sát bên lưới đôi khi trong những tình huống bất ngờ có thể sử dụng để tấn công.

Trong tập luyện và thi đấu đá cầu, kĩ thuật dùng chơi cầu bằng ngực thường được sử dụng theo các dạng như sau:

  • - Đỡ cầu bằng ngực
  • - Chắn cầu bằng ngực
  • - Đánh ngực tấn công

Kỹ thuật đánh ngực tấn công trong đá cầu

Kỹ thuật đánh ngực tấn công trong đá cầu

Kĩ thuật đánh ngực tấn công là một yếu tố gây nhiều bất ngờ cho đối phương, đẩy họ vào chỗ bị động, lúng túng, tiến tới giúp mình giành điểm.
- TTCB: Người chơi cầu đứng cách lưới khoảng 30 - 40cm hai chân rộng bằng vai, mặt hướng vào lưới để quan sát đối phương và quả cầu (đang lơ lửng trên lưới). Trọng tâm cơ thể dồn đều trên hai chân, hai tay để tự nhiên
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu do chính bản thân người chơi đá dựng lên hay do đồng đội chuyền cho đang lơ lửng trên lưới cách mép trên của lưới khoảng 30cm, người chơi bật nhảy lên cao xoay thân trên sang phải hoặc sang trái, rồi dùng ngực phải hoặc trái đánh mạnh vào cầu cho cầu bay qua lưới 

Kỹ thuật đánh ngực tấn công trong đá cầu

Kỹ thuật đánh ngực tấn công trong đá cầu

- Kết thúc động tác: Sau khi thực hiện xong động tác đánh ngực tấn công, hai chân người chơi tiếp đất thì cần chú ý không được để bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể chạm vào lưới(vì sẽ bị mất điểm) rồi nhanh chóng di chuyển về sau (giữa sân) để chuẩn bị đón đỡ cầu của đối phương đá sang.

3. Kỹ thuật tấn công bằng mu bàn chân trong đá cầu

Đây là kĩ thuật thường dùng trong đá đơn ở lần chạm thứ hai bao gồm:

  • + Đá thấp chân bằng mu chính diện
  • + Đá thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân
  • + Đá cao chân bằng mu chính diện
  • + Đá cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân
  • + Bật nhảy dùng mu bàn chân để đá cầu
  • + Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược)
  • + Đá vô lê bằng mu bàn chân (cúp xuôi)

3.1. Đá thấp chân bằng mu chính diện 

Đá thấp chân bằng mu chính diện

Đá thấp chân bằng mu chính diện 

3.2. Đá thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân 

Đá thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân 

Đá thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân 

3.3. Đá cao chân bằng mu chính diện 

Đá cao chân bằng mu chính diện 

Đá cao chân bằng mu chính diện 

3.4. Đá cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân

Có thể nói, về cơ bản, các kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân (ở các dạng nêu trên) đều tương tự như các kĩ thuật phát cầu tương ứng đã nêu ở trên.

Đá cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân

Đá cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân

Nhưng điều khá cơ bản là trong kĩ thuật đá phát cầu thì chân trước để ổn định. Còn trong đá cầu tấn công bằng mu bàn chân thì chân trước thường bước lên một bước rồi mới thực hiện kĩ thuật.

3.5. Bật nhảy dùng mu bàn chân để đá cầu

Kĩ thuật này thường được thực hiện ở lần chạm cầu thứ hai trong đá đơn sau khi đã tâng cầu nhịp một lên cao gần lưới, sau đó di chuyển nhanh lên gần điểm rơi của cầu.

Người chơi bật lên cao, dùng chân thuận đệm nhẹ cầu, bỏ nhỏ cầu bên lưới hoặc dùng mu bàn chân hất cầu qua đầu đối phương ra phía sau để ghi điểm hoặc ít nhất cũng đẩy đối phương vào thế bị động.

- TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau, chân thuận để sau, bàn chân trước hướng về phía lưới. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc là 45 độ và hai gót chân cách nhau khoảng 30cm - 40cm.

Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay để tự nhiên dọc theo thân người, mắt quan sát đối phương để lựa chọn chiến thuật đá cầu có hiệu quả cao.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Chân trước bước lên một bước và giậm nhảy đưa cơ thể bay lên cao. Khi ở trên không người khom lại, chân đá nâng đùi gập sát người, cổ chân thả lỏng, hai tay để tự do hai bên giữ thăng bằng.

Đến khi cầu rơi xuống ở tầm cao khoảng 1,55m - 1,6m lơ lửng gần mép lưới, lúc này người chơi duỗi chân đá ra trước, mu bàn chân duỗi , để cầu dường như tự rơi vào mu bàn chân rồi được hất nhẹ sang sân đối phương 

Bật nhảy dùng mu bàn chân để đá cầu

Bật nhảy dùng mu bàn chân để đá cầu

Khi tiếp xúc với cầu, người chơi có thể khéo léo hơi xoay bàn chân sang phải, sang trái làm thay đổi hướng cầu gây khó khăn cho đối phương. Trong trường hợp người chơi quan sát thấy đối phương đã di chuyển lên gần lưới để đỡ quả cầu bỏ nhỏ của mình thì khi mu bàn chân tiếp xúc với cầu, kết hợp với duỗi nhanh cẳng chân ra trước hất cầu bay bổng qua đầu đối phương về phía cuối sân.
- Kết thúc động tác: Chân đá sau khi chạm cầu thì thu về tiếp đất và người chơi di chuyển về vị trí thích hợp thường là ở trung tâm của sân để đón đỡ đường cầu của đối phương đá sang.

3.6. Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược)

Đây là kĩ thuật thường được sử dụng ở gần sát trên lưới trong lần chạm thứ hai.

- TTCB: Người chơi cầu đứng quay hẳn lưng vào lưới và nghiêng một góc khoảng 300, cách lưới 50cm- 70cm. Chân không thuận đặt trước, chân đá đặt sau, trọng tâm của cơ thể dồn đều vào hai chân, hai tay để tự nhiên dọc thân người, lưng thẳng, mắt quan sát cầu mà đồng đội sẽ chuyền cho.

Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược)

Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược)

- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi nhận được đường chuyền "rót dầu" của đồng đội hay sau lần tâng cầu của mình, cầu rơi ở tầm cách mặt sân khoảng 1,7m và gần lưới, người chơi chuyển trọng tâm của cơ thể sang bàn chân trước sau đó kết hợp với kiễng gót bàn chân trụ, ngả người ra sau, lăng chân thuận ra trước lên cao về phía cầu, cổ chân thả lỏng.

Khi tiếp xúc với cầu bàn chân gập nhanh móc cầu sang sân đối phương. Cũng có thể người chơi bật nhảy lên cao hai chân không tiếp đất, thực hiện động tác móc cầu

Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược)

Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược)

- Kết thúc động tác : Khi thực hiện xong động tác, hai chân tiếp đất thì người chơi nhanh chóng xoay người lại, mặt hướng về sân đối phương để theo dõi đường cầu tiếp theo.

3.7. Đá vô lê bằng mu bàn chân (cúp xuôi)

Kĩ thuật này thường dùng để tấn công ở sát lưới và trong lần chạm thứ hai.
-TTCB: Người đứng gần sát lưới như đá móc, song trục vai hợp với lưới một góc 300, chân không thuận để trước, chân thuận (chân đá) để sau, hai tay để tự nhiên mắt nhìn đồng đội chờ đợi đường cầu chuyền tới.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu được chuyền tới, người chơi dùng đùi hoặc mu bàn chân tâng cầu bổng lên ở lần chạm thứ nhất . Lúc cầu ở tầm cao1,7m và gần lưới, người chơi chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trụ và hơi ngả người ra sau, đồng thời lăng chân đá lên cao ra trước.

Người lúc này hơi xoay, áp mặt về phía lưới. Tiếp đó, người chơi lăng nhanh cẳng chân, gập bàn chân, dùng mu chính diện tiếp xúc với cầu và đá vô lê (cúp cầu) sang sân đối phương.

Đá vô lê bằng mu bàn chân (cúp xuôi)

Đá vô lê bằng mu bàn chân (cúp xuôi)

Hoặc có thể bật người lên cao và làm động tác đá vô lê (cúp cầu) nhằm tăng hiệu quả của quả cầu khi tấn công 

Đá vô lê bằng mu bàn chân (cúp xuôi)

Đá vô lê bằng mu bàn chân (cúp xuôi)

- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác. Chân đá nhanh chóng thu về tiếp đất và người chơi lại lùi về phía sau, mắt quan sát đối phương (để chuẩn bị đón đỡ những quả cầu tiếp theo).

4. Kỹ thuật tấn công bằng lòng bàn chân trong đá cầu

Đây là kĩ thuật sử dụng lòng bàn chân (phần đế của giầy) để tiếp xúc và điều khiển cầu ở khu vực gần lưới có độ cao1,60m-1,65m. Kĩ thuật này chỉ sử dụng trong tấn công, chủ yếu trong đá đơn ở lần chạm cầu thứ hai và đây cũng là kĩ thuật khó, phức tạp nhất.

Những người có trình độ kĩ thuật thường sử dụng các kĩ thuật này dưới bốn dạng chính sau:

  • - Quét cầu
  • - Bạt cầu
  • - Đẩy cầu
  • - Xiết cầu

4.1. Quét cầu (thường gọi là quét vôi)

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.

- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi cầu được dựng bổng lên cao khoảng 2m và cách lưới 0,5m - 1m ( sau lần chạm thứ nhất), người chơi chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước, chân sau (chân đá) lăng mạnh ra trước và lên cao, bàn chân gập (bàn cuốc) thân trên lúc này ngả về sau, hai tay hơi đưa ra sang ngang để giữ thăng bằng.

Khi cầu cách mặt sân khoảng 1,6m- 1,7m người chơi dùng toàn bộ lực của chân đá quét miết từ trên xuống dưới, đồng thời duỗi nhanh bàn chân sao cho phần nửa trên của đế dày tiếp xúc với cạnh đế cầu và đẩy cầu bay thẳng xuống sân đối phương
 

Quét cầu (thường gọi là quét vôi)

Quét cầu (thường gọi là quét vôi)

- Kết thúc động tác: Khi thực hiện xong động tác, người chơi nhanh chóng di chuyển về vị trí thích hợp ở giữa sân để chuẩn bị đón đường cầu tiếp theo của đối phương nếu họ đỡ được đường cầu tấn công của mình.

4.2. Bạt cầu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và
cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Cách thực hiện gần như động tác quét cầu, song khi thực hiện thì chân đá lên trên, hướng ra ngoài gối hơi gập, bàn chân vừa gập vừa xoay vào phía trong, khi còn cách cầu khoảng 30cm thì dùng sức duỗi cẳng chân và bàn chân kết hợp với hạ nhanh chân đá để phần đế gần mũi dày tiếp xúc với cạch đế cầu, bạt chéo sang sân đối phương 

kỹ thuật Bạt cầu

kỹ thuật Bạt cầu

- Kết thúc động tác: Khi thực hiện xong động tác, người chơi nhanh chóng di chuyển về vị trí thích hợp ở giữa sân để chuẩn bị đón đường cầu tiếp theo của đối phương nếu họ đỡ được đường cầu tấn công của mình.

4.3. Đẩy cầu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.

- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu được đá dựng lên trên lưới , người chơi bước lên trước một bước thích hợp để tạo đà, sau đó dồn sức vào chân trụ bật nhảy lên cao. Cùng lúc với bật nhảy lên cao của chân trụ, chân đá ở phía sau gập gối, gập bàn chân và cũng lăng lên cao.

kỹ thuật Đẩy cầu

kỹ thuật Đẩy cầu

Khi ở trên không, đùi chân đá co sát ngực, cẳng chân sát với đùi, bàn chân gập nhiều, thân trên hơi khom, hai tay đưa sang hai bên giữ thăng bằng.

Khi cầu rơi xuống cách mặt đất khoảng 1,6m - 1,7m, người chơi dùng sức duỗi thẳng chân đá (lúc này đang gập sát thân) ra trước lên trên cao sao cho phần gót của đế giày tiếp xúc với cạnh của đế cầu, đẩy cầu bay vọt qua đầu đối phương về cuối sân 
- Kết thúc động tác: Khi động tác kết thúc thì chân người tiếp đất và phải nhanh chóng di chuyển về trung tâm sân để đón đỡ đường cầu đá sang của đối phương.

4.4. Xiết cầu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trước và cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Có thể nói, kĩ thuật động tác khi xiết cầu cũng tương tự như khi quét cầu nhưng lại được thực hiện ở trên không. Vì vậy chân trụ bật mạnh hơn đưa người bay lên cao và chân đá khi đưa lên trên, gập gối.

kỹ thuật Xiết cầu

kỹ thuật Xiết cầu

Khi cầu rơi xuống cách mặt đất khoảng 1,6m - 1,7m thì người chơi duỗi chân đá và bàn chân (với biên độ ngắn) chứ không quét cả cẳng chân xuống sao cho phần trước của lòng bàn chân (phía mũi chân) tiếp xúc mạnh và nhanh với phần cạnh của đế cầu, xiết cầu bay sang sân đối phương 
- Kết thúc động tác: Khi động tác kết thúc thì chân người tiếp đất và phải nhanh chóng di chuyển về trung tâm sân để đón đỡ đường cầu đá sang của đối phương.

Tổng kết : kỹ thuật tấn công trong đá cầu bao gồm nhiều động tác khó đòi hỏi bạn phải tập luyện thường xuyên. Nhưng khi đã thành thục rồi thì bạn sẽ là tâm điểm của sự chú ý, đa phần mọi người yêu mến đá cầu cũng vì được xem các pha tấn công bay người mãn nhãn. Bí kíp ở đây còn nằm ở đôi giày đá cầu bạn đi có thực sự tốt không nữa vì nếu kỹ thuật của bạn tốt mà giày đá cầu lại tệ thì bạn cũng chỉ phát huy được 50%-60% khả năng của mình thôi. Vì vậy hãy mua giày đá cầu tốt nhé.

Tags :

Quy trình mua hàng trên  Gym360  hoặc để nhanh nhất và tiết kiệm nhất hãy gọi cho chúng tôi qua : Hotline: 0984.187.697 - 0246.292.1887

  • next Bước 1:

    Khách hàng đặt trên Gym 360

  • next Bước 2:

    Khách hàng nhập thông tin

  • next Bước 3:

    Thanh toán

  • next Bước 4:

    Gym360 xác nhận và vận chuyển

  • Bước 5:

    Khách hàng xác nhận

Zalo