Kỹ thuật phòng thủ trong đá cầu

Đăng bởi Ngọc xinh vào lúc 13/10/2018

Kỹ thuật phòng thủ là một kỹ thuật cơ bản của môn đá cầu. Phòng thủ tốt giúp bạn khắc chế đối phương, chuyển từ thế bị động sang thế chủ động để tiếp theo là tấn công lại đối thủ và ghi điểm số.

Bài viết này sẽ giúp bạn có được tất cả các kỹ năng phòng thủ trong đá cầu từ cơ bản đến nâng cao trong đá cầu. Chỉ cần 5p đọc bài viết này và bạn sẽ chở thành vị cứu tinh của cả đội với những pha cứu cầu thần sầu.

Chuẩn bị : bạn cần có một đôi giày mỏ vịt chất lượng , trang phục đá cầu thoải mái

Kỹ thuật phòng thủ trong đá cầu

Kỹ thuật phòng thủ trong đá cầu

- Bài viết Tham khảo thêm : Kỹ thuật phát cầu trong đá cầu

- Bài viết Tham khảo thêm : Kỹ thuật tấn công trong đá cầu

1. Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực trong đá cầu

- TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi thường đứng chân trước chân sau (hoặc có thể đứng hai chân rộng bằng vai ). Chân thuận để sau, bàn chân trước hướng về phiá lưới.

Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45o và hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 40 cm. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay để tự nhiên dọc theo thân người, mắt quan sát đối phương .
- Thực hiện kĩ thuật động tác : Khi người chơi quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 50cm-60cm phải nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể ra chân sau. Chân trước duỗi thẳng, chân sau hơi gập gối, thân người hơi ngả, về sau và hơi xoay sang một bên, hai tay để tự nhiên.

Khi cầu cách ngực khoảng 10cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xức với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 70cm-80cm. Thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại.

Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực trong đá cầu

Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực trong đá cầu

- Kết thúc động tác : Sau khi cầu bật ra theo ý muốn, người chơi chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và nhanh chóng sử dụng các kĩ thuật đá cầu phù hợp có hiệu quả nhất 

2. Kỹ thuật đỡ cầu bằng đầu trong đá cầu

- TTCB : Khi thực hiện động tác, người chơi thường đứng chân trước chân sau (hoặc có thể đứng hai chân rộng bằng vai ). Chân thuận để sau, bàn chân trước hướng về phía lưới, mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ và hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 40cm . Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay để tự nhiên dọc theo thân người, mắt quan sát đối phương.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi đã xác định được đường cầu bổng bay tới thì người chơi phải ngửa thân trên ra sau, dồn trọng tâm cơ thể vào chân sau, chân trước duỗi thẳng, hai tay để tự nhiên giữ thăng bằng .

Khi ngửa đầu ra sau cần giữ cổ cứng, mắt nhìn thẳng vào hướng cầu bay tới để điều chỉnh sao cho cầu gần như rơi vào phần trán hoặc lúc tiếp xúc với cầu đầu hơi đưa về sau một chút theo đúng hướng cầu rồi mới hơi giữ cho cổ cứng lại. Đế cầu và phần trên trán hợp thành góc vuông cầu chạm trán sẽ nẩy ra theo đường vòng cung về phía trước

Kỹ thuật đỡ cầu bằng đầu trong đá cầu

Kỹ thuật đỡ cầu bằng đầu trong đá cầu

- Kết thúc động tác : Khi cầu nẩy ra, người chơi nhanh chóng trở về TTCB để sử dụng các kĩ thuật tiếp theo.

3. Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi trong đá cầu

- TTCB : Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót bàn chân trước và cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Đỡ cầu bằng đùi chân thuận để đá cầu bằng mu chân thuận : Khi cầu bay tới, người chơi chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân đá (chân sau) lăng nhẹ về phía trước, lên trên. Kết hợp với gập gối, sao cho đùi vuông góc với thân trên khi tiếp xúc với cầu.

Lúc chạm cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra phía ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và hơi chếch sang bên chân đá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho động tác tiếp theo của chân này 

Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi trong đá cầu

Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi trong đá cầu

Đỡ cầu bằng đùi chân không thuận để đá cầu bằng mu bàn chân thuận: Khi cầu bay tới, người chơi cần lùi chân trước xuống hoặc bước chân sau lên (chân thuận) chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận.

Chân không thuận gập gối lăng ra trước, lên trên, tiếp xúc với cầu giống phần nêu trên nhưng không hướng ra phía ngoài mà hơi hướng vào trong, sang phía chân thuận để cầu rơi sang phía chân thuận.

Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi trong đá cầu

Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi trong đá cầu

Tạo điều kiện cho chân thuận sử dụng kĩ thuật đá cầu tiếp . Đỡ cầu bằng đùi chân không thuận để đá cầu bằng mu bàn chân không thuận: Khi cầu bay tới, người chơi cần bước chân sau lên hoặc lùi chân trước xuống, chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận, chân không thuận gập gối lăng ra trước- lên trên, tiếp xúc với cầu như ở phần nêu trên song hơi hướng ra ngoài về phía chân không thuận, để tạo điều kiện thuận lợi cho lần đá tiếp theo của chân này( ỏ đây chân phải là chân không thuận) 
- Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, chân đá thu nhanh về vị trí ban đầu để sử dụng các kĩ thuật đá cầu tiếp theo.

4. Kỹ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân trong đá cầu

Đây là kĩ thuật sử dụng phần diện tích lớn ở mu bàn chân. Trong đá cầu, đây là kĩ thuật cơ bản và cũng là phức tạp nhất, được sử dụng nhiều nhất, đạt hiệu quả cao nhất, không chỉ trong phòng thủ mà cả tấn công.

Trong tập luyện và thi đấu, kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân thường có các dạng chính sau:

  • - Búng cầu
  • - Tâng cầu nhịp một tấn công
  • - Giật cầu

4.1. Búng cầu

Đây là kĩ thuật được sử dụng trong phòng thủ để đỡ những quả cầu rơi ở xa và thấp (sát mặt sân) cách người chơi 1m-2m hoặc khi đối phương bỏ nhỏ.
- TTCB: Tương tự như tư thế khi đỡ cầu bằng ngực song trọng tâm cơ thể hạ thấp hơn, lưng hơi khom, hai tay để tự nhiên giữ thăng bằng.
- Thực hiện kĩ thuật động tác. Khi đã xác định được điểm rơi của quả cầu ở cách xa người, người chơi phải nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trước, chân sau (chân đá) lướt nhanh ra trước hướng về phía cầu rơi.

Lúc này người hơi ngả về sau, chân đá gần như duỗi thẳng hết và mu bàn chân duỗi để chuẩn bị tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20cm, đồng thời với việc gập nhanh bàn chân giật gót chân sát đất để mu bàn chân tiếp xúc với cầu.

kỹ thuật Búng cầu

kỹ thuật Búng cầu

Nhờ lực gập này cầu bay dựng lên thẳng đứng cao khoảng 2m - 3m. Nếu dùng chân không thuận để búng cầu thì người chơi chuyển trọng tâm cơ thể sang chân thuận và lướt nhanh chân không thuận ra trước để làm động tác búng cầu 
- Kết thúc động tác: Sau khi mu bàn chân tiếp xúc với cầu, chân đá thu nhanh về TTCB để thực hiện lần đá tiếp theo (đá cầu sang sân đối phương).

4.2. Giật cầu

Được sử dụng để xử lý những đường cầu thấp, rơi sát phía trước người tâp.
- TTCB : Tương tự như tư thế khi đỡ cầu bằng ngực, song trọng tâm cơ thể hạ thấp hơn, lưng hơi khom, hai tay để tự nhiên giữ thăng bằng.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi đã xác định được điểm rơi của cầu (ở phía trước gần người). Người chơi nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trước, người hơi khom và đưa chân sau (chân đá)về trước,bàn chân để song song với mặt sân để chuẩn bị tiếp xúc Hình 35 với cầu.

Khi cầu rơi cách mặt sân khoảng 20cm - 30cm. Người chơi nhấc đùi vuông góc với thân trên, để mu bàn chân tiếp xúc với cầu giật bay lên cao, hơi chếch ra phía trước theo ý muốn.

kỹ thuật Giật cầu

kỹ thuật Giật cầu

Khi giật cầu bằng chân không thuận đặt ở phía trước thì cần chuyển trọng tâm cơ thể sang chân sau (chân thuận) và cũng thực hiện các động tác như đã nêu ở trên 
- Kết thúc động tác: Khi người tập thực hiện xong động tác, thì nhanh chóng trở lại tư thế ban đầu để chuẩn bị cho lần đá cầu tiếp theo.

4.3. Tâng cầu nhịp một để tấn công

Đây là loại kĩ thuật thường dùng trong đá đơn. Khi thực hiện, người chơi dùng mu bàn chân để tâng cầu (lần chạm cầu thứ nhất), khi đường cầu bay bổng về phía sau hay sang hai bên của cơ thể.
- TTCB: Tương tự như TTCB của động tác búng và giật cầu nhưng thân trên không gập mà thẳng lưng.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi cầu bay bổng về phía sau hoặc sang hai bên, người chơi chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trụ (chân trước) rồi xoay người theo cầu, chân đá nâng thẳng và cao về phía cầu, thân trên hơi ngã về sau theo hướng ngược lại để giữ thăng bằng.

Tâng cầu nhịp một để tấn công

Tâng cầu nhịp một để tấn công

Người chơi tiếp xúc với cầu khi còn ở độ cao khoảng 1,2m - 1,5m. Lúc này bàn chân xoay nhẹ sao cho đế cầu và mu bàn chân tiếp xúc đúng rồi vẩy cổ chân cho cầu bay bổng lên về phía lưới theo đường vòng cung 
- Kết thúc động tác: Sau khi chạm cầu, người tập nhanh chóng thu chân đá về và tiếp tục di chuyển về phía cầu rơi ở gần lưới, để thực hiện các kĩ thuật tấn công sang sân đối phương ở lần chạm thứ hai

Tags :

Quy trình mua hàng trên  Gym360  hoặc để nhanh nhất và tiết kiệm nhất hãy gọi cho chúng tôi qua : Hotline: 0984.187.697 - 0246.292.1887

  • next Bước 1:

    Khách hàng đặt trên Gym 360

  • next Bước 2:

    Khách hàng nhập thông tin

  • next Bước 3:

    Thanh toán

  • next Bước 4:

    Gym360 xác nhận và vận chuyển

  • Bước 5:

    Khách hàng xác nhận

Zalo